Hướng dẫn cài HĐH Ubuntu lên đĩa đã cài Windows XP Profressional SP2


Dã bao giờ bạn gặp phải trường hợp Hệ điều hành Windows của mình trục trặc không vào được chưa?Tất nhiên là việc cài lại hay đơn giản là Ghost lại ổ chứa Hệ điều hành(thường là ổ C) là rất đơn giản,tuy nhiên nếu chẳng may bạn để 1 tài liệu nào đó quan trọng trong ổ C thì đây là cả một vấn đề.Bạn có thể sử dụng tới những chiếc đĩa cứu hộ như Bart PE;Ultimate BootCD for Win…để coppy những tài liệu đó sang phân vùng khác.Tuy nhiên sẽ rất rắc rối cho mỗi lần sử dụng chúng.Hạn chế lớn nhất của những chiếc đĩa cứu hộ là tốc độ Load của chúng rất chậm,RAM của bạn phải đủ lớn (tầm trên 2G) thì tốc độ Load mới tạm ổn.Mình đã sử dụng Ultimate Boot CD for Win 4.3 với RAM 2G,chip Core 2 Duo 2.53 mà mất tầm 7 phút mới vào được,nếu sử dụng Bart PE hay Bt3-Final thì sẽ nhanh hơn đôi chút.Tiện lợi nhất là bạn sử dụng Hệ điều hành thứ 2 chạy trực tiếp trên ổ đĩa cứng.Ở dây mình sử dụng Hệ điều hành Ubuntu 9.04 của Linux chạy song song với Windows XP Profressional SP2.Thôi không nói dài dòng nữa,bắt tay vào làm ngay nha,Let’s go..
Bước 1:Phân vùng lại ổ cứng.Ở đây mình dùng Patition Magic để chia ổ.Như ổ của mình là 160GB được chia ra làm các phân vùng như sau:
C(NTFS): Primary Patition 20GB dùng để cài HĐH Windows XP.
D(NTFS): Local Patition 29GB dùng để chứa các chương trìng cài đặt.
E(NTFS): Local Patition 23,5GB dùng chứa cá tài liệu học tập.
F(NTFS): Local Patition 72GB dùng chưa các phần giải trí.
Ngoài ra mình tạo thêm hai phân vùng nằm giữa phân vùng C và D.Một phân vùng định dạng Ext3 Linux dùng để cài HĐH Linux và một phân vùng định dạng Swap Linux dùng làm bộ nhớ ảo cho HĐH Linux.Nếu bạn dùng Linux chỉ để cứu dữ liệu hay làm HĐH tạm thời thì yêu cầu dung lượng cho phân vùng định dạng Ext3 là 2,5GB và Swap là 120MB còn nếu bạn sử dụng Linux cho công việc thì dung lượng cho hai phân vùng cần lớn hơn để lưu dữ liệu.
Bước 2:Cài đặt HĐH Windows XP lên phân vùng C.Chú ý là khi ở trong HĐH Windows thì hai phân vùng Linux kia ta không thấy được do Windows không hỗ trợ phân vùng Linux.
Bước 3:Tiến hành ghi đĩa cài Ubuntu.Bản Linux Ubuntu 9.04 file ISO bạn có thể download tại địa chỉ http://www.ubuntu.com. Bản Ubuntu này bạn có thể chạy thử trên đĩa hay cài lên ổ cứng.Ở đây ta thực hiện việc cài lên ổ cứng.
Bước 4:Cài đặt lên ổ cứng.Đầu tiên bạn phải vào BIOS chỉnh lại thông số First Boot là CD/DVD Drive.Sau đó bạn cho đĩa cài Ubuntu vào để thực hiện việc cài đặt HĐH Linux.Trước khi cài đặt máy sẽ hỏi bạn chọn ngôn ngữ cài đặt,tốt nhất bạn chọn Tiếng Việt cho dễ nhìn.
Bước 5:Lựa chọn ngôn ngữ Tiếng Việt.
Bước 6:Lựa chọn múi giờ.Bạn chọn khu vực Asia và thành phố là Hồ Chí Minh.
Bước 7:Lựa chọn kiểu bàn phím.Bạn nên chọn kiểu bàn phím USA
Bước 8:Chẩn bị phân vùng cài đặt.Vì khâu này rất quan trọng nên bạn phải cẩn thận.Ta lựa chọn “Xác định phân vùng thủ công (cao cấp) “.
Bước 9:Tạo hoặc chỉnh sửa phân vùng.Nếu phân vùng cài Ubuntu chưa có thì máy sẽ tự động tạo ra cho bạn một phân vùng cài đặt là những cung từ cuối của ổ C.Còn nếu có rồi thì ta tiền hành chỉnh sửa phân vùng.Nháy chuột phải vào phân vùng định dạng Ext3 chọn “ Sửa phân vùng “.Bảng chỉnh sửa sẽ hiện ra với các lựa chọn sau:
+)Dung lượng mới bằng:Bạn dùng chuột điều chỉnh dung lượng cho phân vùng này,tối thiểu là 2500MB (2,5GB).
+)Dùng làm:Bạn chọn “Hệ thống tập tin ghi nhật kí Ext3”.
+)Định dạng phân vùng:Bạn để trống ô này.
+)Điểm lắp:Bạn chọn “/”.
Tiếp đến bạn chỉnh sửa phân vùng định dạng Swap.Tương tự như với phân vùng Ext3 chỉ khác là bạn chọn phân vùng này làm “Vùng trao đổi”
Bước 10:Chọn phân vùng định dạng Ext3 sau đó chọn Tiếp tục.
Bước 11:Khai báo thông tin tài khoản.Sau khi bạn khai báo xong thông tin tài khoản thì chọn Tiếp tục.Sau quá trình này máy sẽ tiến hành việc cài đặt Ubuntu lên ổ cứng của bạn.
Sau công đoạn này máy tính của bạn đã có HĐH Linux chạy cùng với HĐH Windows.Khi khởi động máy tình thì máy sẽ hỏi bạn muốn dùng HĐH nào.Như vậy là bạn đã có hẳn một HĐH gọn nhẹ trên máy tính rồi đấy

By dbglory Posted in Linux

Leave a comment