Nhờ Google ‘bắt mạch’ nền kinh tế

Số lượng tìm kiếm trên Google sẽ giúp các chuyên gia dự đoán xu hướng của nền kinh tế. Nhiều người tìm mua ôtô trên mạng có thể là tín hiệu doanh số ôtô sẽ tăng.

Cô Margo Sugarman phải mất hàng tháng tìm kiếm trên Google mới mua được một cái bếp đôi, máy trộn ít ồn và các thiết bị khác cho căn bếp trong mơ của mình. Không chỉ giúp Sugarman mua được đồ như ý, website này còn hỗ trợ Ngân hàng trung ương Israel trong việc đánh giá chính xác tình hình của nền kinh tế.

Cơ quan này phân tích từ khóa trên Google ở mọi lĩnh vực, từ các lớp tập thể dục thẩm mỹ đến máy giặt hay tủ lạnh để đánh giá nhu cầu người tiêu dùng trước khi công bố số liệu chính thức. Tuy nhiên, họ không phải là ngân hàng duy nhất áp dụng phương pháp này. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương Anh, Canada, Italy, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Chile đều đang bắt tay vào nghiên cứu liệu số lượng tìm kiếm trên Google có liên quan đến xu hướng kinh tế hay không. Continue reading

“Việt Nam muốn cứu tăng trưởng, không dễ!”

“Giá như hoạt động vay nợ bất cẩn chỉ nằm trong khu vực quốc doanh, thì tình hình dù tệ cũng có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, ngay cả các công ty ngoài quốc doanh ở Việt Nam cũng đang ngập trong nợ nần”

Trong một bài viết vừa đăng trên báo Financial Times, chuyên gia kinh tế Jonathan Pincus cho rằng, cải thiện tốc độ tăng trưởng đã bị suy giảm sẽ là một nhiệm vụ không dễ dàng đối với Việt Nam. Cách nhìn của vị chuyên gia làm việc cho chương trình Việt Nam của trường Harvard Kennedy School và hiện phụ trách chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại Tp.HCM có phần thận trọng hơn so với những nhận định mà các nhà quan sát quốc tế khác về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện nay. VnEconomy xin giới thiệu nội dung bản lược dịch bài viết mang tựa đề “Hard grind for Vietnam” (tạm dịch: “Công việc khó cho Việt Nam”) này.
Continue reading

Những lý do cổ phiếu Facebook rớt giá liên tục

Thông thường khi lên sàn, đa phần cổ phiếu được bán ra đều là mới phát hành nhằm tăng vốn cho công ty. Tuy nhiên khi Facebook lên sàn, hơn nửa cổ phiếu được bán ra bởi các cổ đông hiện hữu, vì họ dự đoán giá sẽ giảm.

Hàng trăm nghìn nhà đầu tư đã mong hưởng lợi khi Facebook chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) và niêm yết trên sàn chứng khoán ngày 18/5/2012. New York Times cho biết giới đầu tư châu Á đăng ký mua cổ phiếu Facebook cao gấp 25 lần so với lượng cổ phiếu được tung ra.

Nhiều nhà đầu tư trong số này giờ có thể sẽ hối hận về sự hào hứng ban đầu của mình, sau khi đã mất khoảng 25% số tiền đầu tư và sở hữu một loại cổ phiếu đang ngày càng mất giá. Continue reading

Quảng cáo tương tác là ‘mỏ vàng’ cho mạng xã hội VN

Với công nghệ Web 2.0 tăng cường khả năng kết nối cộng đồng, các trang này có thể kiếm hàng triệu USD từ quảng cáo khi tạo không gian cho doanh nghiệp nói chuyện trực tiếp với người sử dụng về sản phẩm và những chiến dịch khuyến mại.

Lâu nay, quảng cáo dù xuất hiện trên… bờ tường hay trên báo in, truyền hình, báo điện tử đều ở dạng “Chúng tôi nói về chúng tôi” mà thiếu kênh phản hồi trực tiếp với khách hàng. Những thắc mắc hay ý kiến của họ thường phải thông qua hệ thống thư từ, thư điện tử, điện thoại; các phàn nàn, khiếu nại phải nhờ đến báo chí, hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng… Continue reading

Tỏa sáng khi đi phỏng vấn – Phần 3: Quy trình phỏng vấn ở công ty quốc tế

Là ứng viên đi tìm việc, hẳn bạn rất quan tâm đến quy trình phỏng vấn ở một công ty quốc tế? Bạn muốn biết nhà tuyển dụng (NTD) thường mong đợi điều gì ở ứng viên, những lỗi của ứng viên bị NTD liệt vào hàng “nghiêm trọng” khiến họ mất hoàn toàn cơ hội được tuyển chọn? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây trích đăng từ cuộc phỏng vấn với chị Võ Minh Trang – Quản Lý Nhân Sự, Phụ trách Nguồn Nhân Lực công ty British American Tobacco Vietnam.

Quy trình phỏng vấn gồm các bước chính nào?
Nếu bạn biết rõ quy trình phỏng vấn ở một công ty, bạn đã đi trước một bước trong khâu chuẩn bị để cuộc phỏng vấn với NTD diễn ra thành công. Nếu bạn bị mơ hồ về mục tiêu của các vòng phỏng vấn, bạn sẽ bị động trong việc chuẩn bị những kiến thức và chiến thuật cần thiết để chứng minh với NTD mình là ứng viên phù hợp nhất. Continue reading

Phỏng vấn năng lực hành vi – 7 điều nhà tuyển dụng muốn biết

Nếu bạn đọc những cuốn sách về phỏng vấn tuyển dụng, bạn sẽ nhận ra chúng có một điểm chung là liệt kê sẵn những câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn thông dụng để bạn học thuộc lòng. Trên thực tế, cuộc phỏng vấn không phải là một cuộc chất vấn, mà là một cuộc trò chuyện giữa Nhà tuyển dụng (NTD) và ứng viên. Để mọi thứ diễn ra như vậy, bạn nên chuẩn bị thật nhiều những câu chuyện nhỏ về nghề nghiệp và cả cuộc sống của bạn. Continue reading

3 nguyên tắc quân sự, 1 chiến lược kinh doanh

Có những nguyên tắc trong chiến lược quân sự mà bạn có thể áp dụng cho công việc hàng ngày, đó là Nguyên Tắc Bất Ngờ, Nguyên Tắc Khai Thác và Nguyên Tắc Hợp Tác. Những nguyên tắc này sẽ giúp bạn có những suy nghĩ sáng suốt và đạt được kết quả tốt hơn.
Continue reading

Ngành thép bội thực vì những dự án tỷ đô

Những dự án với lượng vốn hàng tỷ USD vẫn đang xếp hàng chờ lượt vào Việt Nam, nhưng nếu các dự án này hoàn thành đúng tiến độ, Việt Nam có thể “ngập” trong thép, vì dự báo sản lượng trong hơn 10 năm nữa có thể gấp rưỡi cầu trong nước.

Tại Việt Nam hiện có ít nhất 6 dự án thép cỡ lớn, mới đây nhất là liên doanh giữa tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và tập đoàn Lion (Malaysia), đầu tư khu liên hợp thép Cà Ná tại Ninh Thuận, với vốn đăng ký gần 10 tỷ USD.

Trước đó, đã có 5 dự án lớn được cấp phép, trong đó dự án của Formosa (Đài Loan) tại Hà Tĩnh có tổng vốn 7,8 tỷ USD, dự án của 2 tập đoàn Tycoons và E-United (Đài Loan) tại Khu kinh tế Dung Quất 4 tỷ USD. Làn sóng đầu tư vào ngành thép vẫn chưa dừng lại, bởi hiện vẫn còn hai dự án khổng lồ của tập đoàn Posco (Hàn Quốc) và Tata (Ấn Độ) đang chờ được cấp phép.

Viện Nghiên cứu chiến lược thuộc Bộ Công Thương dự báo, đến năm 2020, nhu cầu thép của Việt Nam vào khoảng 22 triệu tấn. Trong khi đó, nếu tất cả dự án của doanh nghiệp trong và ngoài nước thực hiện đúng tiến độ, đến năm 2020 ngành thép Việt Nam sẽ có sản lượng không dưới 40 triệu tấn.

Theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt, dự kiến đến năm 2010, nhu cầu thép thành phẩm của Việt Nam vào khoảng 10-11 triệu tấn và năm 2025 là 24-25 triệu tấn. Với số lượng dự án đang có và dự báo về nhu cầu, trong khoảng 10 năm nữa Việt Nam chỉ cần thêm 1-2 liên hợp luyện thép.

Tiềm năng của thị trường thép trong nước lớn, nhưng đây không là lý do duy nhất Việt Nam thu hút được nhiều dự án thép lớn. Với vị trí gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, bờ biển dài và thuận lợi cho cảng biển nước sâu để tiếp nhận tàu trọng tải lớn, lại có nguồn than anthraxit khá lớn, Việt Nam là địa điểm tốt để xây dựng các cơ sở sản xuất thép lớn cung cấp cho cả khu vực.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, quá nhiều dự án thép có thể lại đáng lo ngại. Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia cao cấp kinh tế cho rằng: “Việt Nam cần xem xét thận trọng về nhiều mặt, liệu có thể tiêu hoá được những dự án lớn như vậy hay không. Trên thực tế cho thấy đã có nhiều dự án được đưa ra ở Việt Nam lâu nay nhưng không được thực hiện”.

Bà Phạm Chi Lan nhận định, trong điều kiện vật tư kinh tế hiện nay, giá một số nguyên liệu đầu vào như phôi thép, hay một số sản phẩm của thép không ổn định, mà các nhà đầu tư vẫn kỳ vọng là có thể đầu tư và mang lại lợi nhuận lớn là khó khả thi. Hiện doanh nghiệp Việt Nam cũng đề nghị, nên giới hạn tỷ lệ góp vốn của nước ngoài trong các dự án thép, nhằm tạo cơ hội cho các nhà đầu tư trong nước.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, cho rằng, cần xem những dự án đã đăng ký có thực sự khả thi hay không và có đem lại lợi ích cho chủ nhà Việt Nam hay không. Theo ông, Việt Nam chưa đủ năng lực để kiểm soát tình trạng lỗ giả lãi thật, và họ có thể khai báo lỗ ở Việt Nam, nhưng lại chuyển lãi về công ty mẹ.

Mặt khác, với quy mô sản xuất hàng chục triệu tấn thành phẩm, mỗi năm các tổ hợp thép sẽ thải ra hàng chục triệu tấn xỉ than và xỉ quặng, cùng với một lượng lớn khói bụi vào không khí. Khi nộp hồ sơ xin cấp phép, nhà đầu tư thường đưa ra phương án giải quyết, nhưng việc thực hiện lại nằm trong tương lai, khi các dự án được thực sự khởi động. Các dự án thép lớn cũng “hứa hẹn” tiêu tốn nguồn điện, than khổng lồ.

Theo vnexpress.net

Đấu giá trực tuyến hàng đầu Việt Nam